Những cách xử lý hiệu quả khi con hay "cãi"

02/06/2021 Bài viết Giảng viên Phan Hồ Điệp

Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau đó thế nào là rất quan trọng trong việc có làm cho con bạn ngoan lên hay sẽ làm chúng càng ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của gia đình.


Bạn nên thế nào với những câu “cãi” lại “kinh điển”của con:?

 1. Mẹ đối xử không công bằng/ Mẹ thiên vị rồi/ Mẹ lúc nào chẳng bênh nó/ chị ấy/ anh ấy...: Câu này hay xuất hiện khi bạn xử lý một hành vi nào đó của con.

Với những lời này, mẹ nên nói: Mẹ sẽ cố gắng đối xử công bằng với tất cả anh chị em nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng đối xử y hệt nhau. Vì trên thế giới này, mỗi người đều có sự khác biệt.

   2. Bố mẹ bạn ấy cũng làm thế/ Mọi nhà đều như thế: Trẻ em thích gây áp lực với bố mẹ bằng cách so sánh với bố mẹ nhà khác.

Trả lời: Ừ, những gì các bố mẹ khác chọn làm có thể không phù hợp với mẹ. Trong gia đình mình, mẹ tin vào cách làm... này, vì vậy, đó là cách mẹ sẽ quyết định về việc này.

   3. Mẹ không tin con: Những đứa trẻ hay cố gắng cho bố mẹ thấy rằng, bố mẹ đang mắc lỗi khi đặt ra ranh giới bằng sự thiếu tin tưởng.

Trả lời: Ngay cả khi mẹ tin con, điều mẹ cần làm là giữ cho con được an toàn. Vì thế, trong trường hợp này, không phải là không tin con mà giữ cho con được an toàn/ tìm cho con những thứ con cần...

   4. Con không cần phải làm những gì mẹ yêu cầu: Đây là trường hợp thể hiện sự thiếu tôn trọng. Vì thế bạn cần xử sự một cách phù hợp.

Phản hồi: Mẹ nhìn về phía sau và nói: Con đang nói chuyện với ai thế? Mẹ không nghĩ là con nói với mẹ. (Câu này giúp con sửa đổi thái độ nói chuyện). Tiếp đó mẹ nói: Được rồi, mẹ nghĩ là con muốn nói lại câu vừa rồi. Còn nếu như con im lặng, hãy tiếp cận mạnh mẽ hơn: Bố mẹ là bố mẹ của con. Dù đúng hay sai, con vẫn cần tôn trọng bố mẹ. Thái độ và lời nói của con vừa rồi không thể hiện sự tôn trọng đó.

   5. Rầm- lầm bầm- lầm bầm: Đây là “âm mưu” khi trẻ muốn “cãi cố”. Thường khi nghe mẹ phân tích xong, trẻ cố gắng lầm bầm để thể hiện sự không phục.

Phản hồi: Được rồi, mẹ đã lắng nghe những gì con nói và mẹ muốn con dừng lại. Sau đó bạn nói tiếp: Nếu con muốn... thì con sẽ không nói thêm những lời không đẹp nữa. Hoặc Nếu con còn muốn nói thêm điều gì khác, mẹ sẽ...


Có thể là hình ảnh về 2 người, trong đó có Phan Hồ Điệp và mọi người đang đứng


   Tuy nhiên, các bạn ơi, việc con được trao đổi lại với mẹ là hoàn toàn hợp lý. Chỉ có điều khi đi kèm với đó là những thái độ hoặc lời nói không đủ sự tôn trọng, bạn mới cần phải băn khoăn.

Và trước đó, bạn cũng nên tự hỏi bản thân xem liệu bạn có nói với con những câu kiểu như:

   1. Con làm bố/ mẹ xấu hổ.

   2. Tại sao con không tốt/ giỏi hơn.

   3. Con luôn luôn làm sai.

   4. Mẹ cần phải nói với con thêm bao nhiêu lần nữa.

   5. Con đi ra ngoài mà ăn mặc như vậy hả.

   6. Nói thế mà vẫn không hiểu à.

   7. Đừng có làm con cái nhà này nữa.

Nhiều bố mẹ nghĩ, những câu ấy cũng “nhẹ nhàng” mà. Nhưng với trẻ, điều đó lại gây buồn bã/ khó chịu. Rồi nếu con phản kháng thì bảo: Hư, chỉ cãi là giỏi. Con không nói gì thì bảo: Cái mặt cứ lầm lầm lì lì.

Đừng coi thường sức mạnh của lời nói. Những lời nói đơn giản thôi nhưng lại khiến đứa con bạn cảm thấy được tôn trọng, chấp nhận và được yêu thương.


Khóa học Cách la, cách mắng, cách phạt con (phiên bản mới) sẽ mang đến cho bạn bí quyết để sử dụng sức mạnh lời nói.

Chúng mình cùng chờ đón tại Lớp Học Đậu Ngọt nhé!



Tin liên quan

Những cách xử lý hiệu quả khi con hay "cãi"

Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau đó thế nào là rất quan trọng trong việc có làm cho con bạn ngoan lên hay sẽ làm chúng càng ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của gia đình.